0986425099

Hà Nội, Việt Nam
+84986425099
candinhthai@gmail.com

Check in ngành Công tác xã hội

Đào tạo và Hướng nghiệp

Rate this post

Khái niệm “công tác xã hội” không xa lạ với chúng ta nhưng hầu như mọi người vẫn cho đây là công việc “từ thiện” chưa có suy nghĩ đây là một ngành nghề chuyên nghiệp. Để giúp bạn hiểu rõ hơn về ngành nghề này là gì? Có nên học ngành công tác xã hội không? Ra trường làm công việc gì? Mức lương bao nhiêu? Cơ hội việc làm thế nào?… Tất cả giải đáp sẽ có trong bài viết dưới đây, cùng Candinhthai theo dõi nhé.

1.Công tác xã hội là gì?

Công tác xã hội là 1 ngành nghề với sứ mạng giúp đỡ, hỗ trợ, chăm sóc những người không may mắn, có hoàn cảnh đặc biệt, khó khăn trong cộng đồng, nhằm giúp họ hòa nhập và có cuộc sống tốt hơn. Những người này có thể là người khuyết tật, người nghèo, những người không có khả năng tự chăm sóc, tự vệ, những người mắc bệnh nan y, hoặc những nạn nhân của các biến cố chính trị, xã hội hoặc thiên tai … Hoạt động công tác xã hội vì vậy hiện diện ở khắp nơi trên thế giới, ở bất kỳ đâu có những người cần được giúp đỡ, ở đó có mặt của các tổ chức công tác xã hội.

Ngành Công tác xã hội

Chek in ngành Công tác xã hội

Chúng ta rất dễ bắt gặp các nhân viên CTXH tại các trung tâm hỗ trợ người khuyết tật, các vùng dân cư hẻo lánh, tại những đất nước nghèo như châu Phi, tại những nơi xảy ra chiến tranh, hay tại những vùng xảy ra động đất, sóng thần như Nhật Bản, Phillipin …

2.Học Công tác xã hội ra trường sẽ làm gì?

  • Làm việc tại các doanh nghiệp trong và ngoài nước: Với vai trò là người hỗ trợ, tham mưu cho tổ chức, chăm sóc đời sống vật chất và tinh thần cho cán bộ công nhân viên. Nhân viên Công tác xã hội là người kết nối giữa công nhân với doanh nghiệp, giữa doanh nghiệp với xã hội, cải thiện các mối quan hệ tiêu cực đang ảnh hưởng đến doanh nghiệp. 
  • Thực hành Công tác xã hội trong trường học: Nhân viên Công tác xã hội là người hỗ trợ nhà trường trong việc quản lý, xây dựng các chính sách, hạn chế những thói quen không tốt và phát huy những thế mạnh của nhà trường. Kết nối nhà trường với các tổ chức xã hội khác, trợ giúp cho giáo viên và học sinh vượt qua những khó khăn đang gặp phải trong quá trình dạy và học, chăm sóc sức khỏe tinh thần cho cán bộ công nhân viên và học sinh.
  • Làm Công tác xã hội tại các bệnh viện: Các hoạt động của Công tác xã hội nhằm hỗ trợ cho các y bác sĩ trong việc phân loại bệnh nhân, tư vấn, giới thiệu dịch vụ chuyển tiếp, hỗ trợ chăm sóc cho người bệnh… góp phần giảm bớt khó khăn trong quá trình tiếp cận và sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh của bênh viện, trung tâm khám chữa bệnh.
  • Làm việc với cộng đồng ở thành thị và nông thôn: Làm công tác xóa đói giảm nghèo, kết nối cộng đồng với các tổ chức xã hội trong và ngoài nước nhằm giải quyết các vấn đề kinh tế – xã hội tại cộng đồng như: Giảm đói nghèo; đẩy lùi tệ nạn xã hội; Ô nhiễm môi trường; Trẻ em mồ côi; số phận neo đơn; Sức khỏe sinh sản; Vệ sinh môi trường…, hướng tới một cộng đồng tự lực, phát triển bền vững.
  • Làm việc trong các tổ chức phi chính phủ, phi lợi nhuận, các trung tâm, dự án phát triển xã hội. Làm việc trực tiếp tại các cơ sở nghiên cứu và đào tạo có liên quan đến ngành Công tác xã hội.

3.Mức lương ngành công tác xã hội

Tùy vào kinh nghiệm cũng như nơi bạn làm việc, tương lai ngành công tác xã hội sẽ có mức lương khác nhau. Nhìn chung mức thu nhập tương đối ổn định, giao động từ 7 – 8 triệu đồng/ tháng. Nếu bạn là việc cho các tổ chức nước ngoài thì thu nhập cao hơn so với con số trên. Bên cạnh mức lương chính bạn còn được hưởng các chế độ như bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp,… hay các phúc lợi khác tùy vào từng tổ chức.

Công tác xã hội

Ngành Công tác xã hội luôn hot trong mọi thời đại

4.Các trường đào tạo ngành công tác xã hội uy tín

Ngành công tác xã hội học trường nào? Ngành công tác xã hội học những môn gì? Hiện nay tại Việt Nam có rất nhiều trường đào tạo ngành công tác xã hội uy tín, chất lượng. Các bạn sẽ được trang bị các kiến thức về chuyên ngành công tác xã hội gồm: tâm lý học, chính sách và phúc lợi xã hội, phân tích chính sách, nền tảng của nhà nước phúc lợi, kinh tế và công tác xã hội, thực hành nghiên cứu xã hội…

Ngành công tác xã hội thi khối nào? Tùy thuộc vào trường bạn đăng ký sẽ có những khối khác nhau, nhìn chung môn thi của ngành này khác đa dạng như: C00: văn – sử – địa, C04: văn – toán, địa lí, D01: văn – toán – anh, C14: văn- toán – giáo dục công dân… Vì vậy bạn, hãy chọn lựa môn thuộc sở trường của mình để tăng phần “chiến thắng” nhé.

Để trả lời câu hỏi ngành công tác xã hội học trường nào, Candinhthai gợi ý đến bạn như:

  • Trường Đại Học Khoa Học Xã Hội Và Nhân Văn
  • Học Viện Báo Chí Và Tuyên Truyền
  • Đại Học Lao Động Xã Hội
  • Học viện Phụ Nữ Việt Nam
  • Đại Học Khoa Học – Đại Học Huế
  • Đại Học Quy Nhơn
  • Đại Học Thể Thao, Du Lịch Và Văn Hóa Thanh Hóa
  • Đại Học Tôn Đức Thắng
  • Đại Học Mở Tp. HCM
  • Học Viện Cán Bộ Tp.HCM

Nếu bạn yêu thích ngành này và có ý định du học thì có thể tham khảo một số trường như:

  • Tại Úc: UNSW Sydney, University of Sydney, University of Melbourne,…
  • Tại Canada: University of Toronto, University of British Comlobia,…
  • Tại Anh: Coventry University, Leed Beckett University,…

Như vậy qua những thông tin chia sẻ trên, Candinhthai hy vọng bạn đã có cái nhìn tổng quan về ngành cũng như đưa ra quyết định có nên học ngành công tác xã hội không. Để theo đuổi ngành nghề này không chỉ đòi hỏi kiến thức chuyên môn mà còn cần có một tấm lòng yêu thương, bao dung, đồng cảm với những hoàn cảnh khó khăn. Để cập nhật thông tin tuyển dụng mới nhất, nhanh nhất đừng quên truy cập ngay Candinhthai bạn nhé.

Spread the love