0986425099

Hà Nội, Việt Nam
+84986425099
candinhthai@gmail.com

Học nghề nấu ăn có tương lại không ?

Đào tạo và Hướng nghiệp

Rate this post

 

Nếu bạn đang muốn việc nấu ăn có hiệu quả thiết thực, phục vụ cho nhu cầu hằng ngày của cơ thể, người làm nghề nấu ăn phải cần có những tố chất nhất định. Hãy cùng tìm hiểu thông tin về những tố chất đó thông qua bài viết dưới đây nhé!

I. Những Tố Chất Phù Hợp Với Nghề Nấu Ăn

Bất kỳ ngành nghề nào cũng cần người làm việc có những yếu tố nhất định nếu muốn thành công và nghề Nấu ăn cũng không ngoại lệ. Dưới đây là những tố chất cần thiết mà một người làm nghề nấu ăn cần phải có:

# Có kiến thức chuyên môn

Nếu muốn trở thành một Đầu bếp chuyên nghiệp hay Bếp trưởng tài năng thì ngoài các công việc nấu nướng, chế biến món ăn mà bạn còn phải biết cách lên thực đơn, cách chọn nguyên liệu, tính toán chi phí… Chính vì vậy, không những học hỏi nghiệp vụ nghề Nấu ăn tại trường, mà bạn còn phải học thêm kiến thức từ nhiều lĩnh vực khác cũng như các kỹ năng mềm bổ trợ cho công việc.

# Có khả năng sáng tạo

Trong thế giới ẩm thực sự sáng tạo của người đầu bếp chính là chất xúc tác để “giữ chân” các thực khách. Học viên cần biết chế biến món ăn ngon, hợp khẩu vị, đảm bảo vệ sinh và an toàn thực phẩm, đặc biệt cần phải làm cho món ăn trở nên ngon miệng, đẹp mắt, kích thích người dùng. Chính nhờ sự sáng tạo của họ mà mỗi món ăn trở thành một tác phẩm nghệ thuật đỉnh cao, hấp dẫn và  thu hút người dùng nhiều hơn.

# Khả năng xử lý tình huống tốt

Xử lý tình huống là một trong những kỹ năng không thể thiếu đối với nghề đầu bếp, kỹ năng này giúp người đầu bếp có thể giải quyết những sự cố tình huống trong quá trình nấu ăn một cách nhanh nhất như: nguyên liệu không dùng được, món ăn bị cháy…Khi đã có kỹ năng này, người đầu bếp hoàn toàn có thể làm chủ được sự cố không may xảy ra.

# Có kỹ năng làm việc tập thể

Đối với một người đầu bếp, làm việc nhóm là một kỹ năng khá là quan trọng. Công việc này đòi hỏi bạn phải phối hợp với nhiều bộ phận khác nhau như: bếp trưởng, bếp phó, nhân viên… để cùng nhau làm nên những món ăn hoàn hảo đến khách hàng.

Chính vì vậy, nếu không có kỹ năng làm việc nhóm cũng như giao tiếp tốt thì cho dù bạn tài năng đến đâu thì cũng sẽ rất khó để làm tốt công việc.

# Có sức khỏe tốt

Nghề Nấu ăn có khối lượng công việc rất lớn nên áp lực công việc cũng cao hơn mức bình thường. Đòi hỏi mỗi người làm nghề đều phải có sức khỏe thật tốt để hoàn thành được khối lượng công việc yêu cầu.

# Chăm chỉ, khéo léo, tỉ mỉ và có mắt thẩm mỹ tốt

Đây là 1 trong những đức tính tốt không thể thiếu của bất cứ ngành nghề nào. Đặc biệt với nghề Nấu ăn càng rất cần những người cẩn thận vì trong mỗi công đoạn đều phải có sự chính xác và tỉ mỉ.

Ngoài các yêu cầu về phẩm chất và kỹ năng nêu trên, thì ở một người đầu bếp chuyên nghiệp còn cần có các tố chất, kỹ năng sau:

  • Yêu thích và đam mê ngành nấu ăn;
  • Tinh thần ham học hỏi, tìm hiểu;
  • Có ý thức về an toàn thực phẩm;
  • Có ý thức về nghề nghiệp cao độ;
  • Kỹ năng quản lý và tổ chức;
  • Kỹ năng lập kế hoạch;
  • Kỹ năng quản lý tài chính;
  • Có thể chịu được áp lực công việc cao.

II. Những Môn Học Nghề Nấu Ăn Đào Tạo

# Tổng quan

  • Cung cấp kiến thức cơ bản về nghiệp vụ kỹ thuật chế biến món ăn, phương pháp lựa chọn, sơ chế, bảo quản, chế biến của nhiều loại thực phẩm đảm bảo chất lượng và hương vị thơm ngon.
  • Khóa học có thời lượng 10% là lý thuyết và 90% là thực hành.

# Lý thuyết

  • Giới thiệu về nét văn hóa ẩm thực của Việt Nam và một số nước trên thế giới.
  • Các kiến thức về các nhóm món ăn.

# Thực hành

  • Các kỹ năng sơ chế, sử dụng các loại nguyên liệu phổ biến.
  • Kỹ năng sử dụng dao, dụng cụ bếp.
  • Các phương pháp phối hợp nguyên liệu và gia vị.
  • Các phương pháp làm chín món ăn với từng nhóm nguyên liệu.
  • Vệ sinh an toàn thực phẩm.
  • Phương pháp trang trí món ăn hấp dẫn.
  • Học nấu các mon Á, món Âu.
  • Học pha chế
  • Cắm hoa.
  • Kiểm tra tay nghề và kết thúc khóa học.
  • III. Hồ Sơ Đăng Kí.

    # Đối tượng tuyển sinh

    • Đối tượng yêu thích ngành kế toán hoặc cần củng cố kiến thức kế toán.
    • Đã tốt nghiệp từ THCS/THPT.
    • Đã tốt nghiệp TC, CĐ, ĐH ngành khác.

    # Hồ sơ xét tuyển

    • Phiếu đăng ký xét tuyển trung cấp (Học viên đăng ký online hoặc đến nhận trực tiếp tại văn phòng Tư vấn tuyển sinh).
    • Bản sao CMND/ CCCD, giấy khai sinh, sổ hộ khẩu đã được công chứng.
    • Bản sao học bạ và bằng tốt nghiệp THCS/THPT đã được công chứng.
    • 02 hình 2×3 và 04 hình 3×4 (hình chụp không quá 6 tháng và có ghi rõ họ tên, ngày tháng năm sinh ở mặt sau).
    • Bản sao công chứng bảng điểm và bằng tốt nghiệp TC, CĐ, ĐH ngành khác – đối với hệ văn bằng 2.

IV. Hỗ Trợ Tư Vấn:

Spread the love