Trở thành lập trình viên – Developer
Là người thiết kế, xây dựng và bảo trì các chương trình máy tính, các website, các ứng dụng trên điện thoại di động. Ngoài ra, như đã đề cập ở trên, kinh nghiệm là thứ quan trọng bậc nhất mà lập trình viên cần có. Bạn sẽ chẳng thể làm gì nếu không có kinh nghiệm. Kinh nghiệm tạo ra giá trị cho bạn, giúp bạn sáng tạo ra những cái mới và khiến công việc của bạn bớt khó khăn đi rất nhiều. Đề có kinh nghiệm, hãy bắt tay vào code ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Lập trình là công việc mà càng sai ta càng nhận ra nhiều điều.
Trở thành một Tester
Công việc này có thể nói nôm na là bới bèo ra bọ, bới lông tìm vết. Sau khi lập trình viên đã code, Tester sẽ chạy thử, tìm mọi cách để mò ra những lỗi trong quá trình vận hành. Với nhiều người đây thực sự là công việc nhàm chán và nhức đầu. Nó phù hợp hơn với những bạn gái có tính tỉ mỉ, cẩn thận. Bạn cần đặt mình vào vị trí người dùng để trải nghiệm sản phẩm của nhóm và tìm ra những lỗi hay nhược điểm của sản phẩm.
Thiết kế web, thiết kế đồ họa
Được gọi là Designer, có nhiệm vụ tạo ra giao diện của một website hay một ứng dụng một cách hoàn chỉnh. Công việc này cũng liên quan khá mật thiết đến lập trình, seo,… Yêu cầu là bạn phải sử dụng thành thạo các chương trình thiết kế, tạo đồ họa như Photoshop, Al, Dreamweaver, Flash,… và rất nhiều phần mềm hỗ trợ khác.
Thường thì những doanh nghiệp nhỏ chỉ có một designer hoặc lập trình viên sẽ kiêm luôn design nên cường độ làm việc của bạn sẽ rất dày. Bạn sẽ phải “ôm” một vài dự án một lúc. Tuy nhiên công việc này không quá nặng đầu như lập trình viên hay tester. Chỉ cần đam mê và có đầu óc thiết kế, bạn sẽ hoàn thành tốt công việc.
Chuyên viên phân tích dữ liệu
Làm việc cho các công ty phần mềm, công ty tư vấn hay công ty ứng dụng công nghệ. Việc của bạn là thu thập, xử lý và tổng hợp dữ liệu sau đó sử dụng chúng để chuẩn bị cho các chương trình nghiên cứu, marketing hay các chương trình giới thiệu sản phẩm. Muốn làm được việc này, bạn không cần phải code giỏi mà nên tìm hiểu càng nhiều phần mềm càng tốt.
Thường thì công việc này dành cho người lập trình đã có kinh nghiệm 2 đến 3 năm, biết phân tích, biết “chém gió” bởi bạn sẽ phải truyền đạt cho người khác ý tưởng và cách làm của mình; đôi khi còn phải thuyết phục được cấp trên hay đối tác. Đây là hướng đi hoàn toàn có triển vọng nếu bạn muốn làm lãnh đạo các dự án.
Nhân viên kinh doanh
Thoạt nghe có vẻ không hợp lý nhưng rất nhiều lập trình viên sau khi làm một thời gian đã phát hiện ra tài năng “chém gió” của mình và chuyển hướng sang công việc này. Chúng ta thường nghĩ đây là vị trí dành cho sinh viên kinh tế, marketing tuy nhiên thực tế không phải vậy.
Nhân viên kinh doanh ở đây có thể là kinh doanh phần mềm, truyền thông cho các dịch vụ giá trị gia tăng, kinh doanh giải pháp, giới thiệu các dự án mới,… Thường thì vị trí này sẽ thoải mái hơn về thời gian nhưng cũng sẽ bị áp doanh số. Những kiến thức về marketing, quảng cáo thực sự hữu ích nếu bạn muốn “dấn thân” vào công việc này. 😀
SEO
Đây làm một nghề mới trong những năm trở lại đây và hiện đang được rất nhiều bạn trẻ theo đuổi.
Việc của bạn là sẽ phải làm sao cho các từ khóa được xuất hiện ở những vị trí top trên google, được nhiều người tìm kiếm, mang lại lượng truy cập cho website nhằm phục vụ những mục đích khác nhau. Những tố chất cần cho nghề SEO là kiên trì, tỉ mỉ và làm đúng phương pháp. Bạn cần được các chuyên gia hướng dẫn và tham gia một vài dự án trước khi có thể tự mình lập kế hoạch thực hiện dự án. Nếu thành thạo SEO, bạn hoàn toàn có thể tự mình kinh doanh, tự marketing cho các sản phẩm của mình.
TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ CÔNG NGHỆ HÀ NỘI
Hotline: 0986.425.099 (thầy Thái)
Website: hateco.edu.vn
Địa chỉ: số 2, ngõ 181 Xuân Thủy, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội