Tân sinh viên thường là những em ở tỉnh lẻ lần đầu tiên lên thành phố và làm quen cuộc sống xa gia đình,… Do đó, đây là đối tượng thường hay bị lừa đảo nhất. Dưới đây Ban tư vấn tuyển sinh sẽ chia sẻ những chiêu trò lừa đảo thường gặp, các em sinh viên cần phải hết sức lưu ý.
Nhằm giúp cho các em sinh viên có thêm kinh nghiệm và đề cao tính cảnh giác trong những thời gian đầu mới lên thành phố và trải nghiệm cuộc sống xa nhà, tránh bị lừa đảo,… Theo đó, Ban tư vấn sẽ chia sẻ một số kinh nghiệm như sau:
Dịch vụ mô giới tìm phòng trọ
Đây là một trong những vấn đề sinh viên thường gặp nhất, bởi đa phần các em đều có nhu cầu tìm phòng trò. Vì vậy, là cơ hội làm ăn lớn đối với những người làm mô giới nhà trọ, đa phần là những người chạy xe ôm, khi đó họ sẽ tư vấn nhiệt tình, giới thiệu và hướng dẫn địa chỉ có phòng trọ đẹp giá rẻ. Họ sẽ chở các bạn đi lòng vòng rồi đến bất kỳ một địa chỉ nào đó, nếu như không thích phòng trọ này thì họ lại tiếp tục chở đi giới thiệu phòng trò khác. Tuy nhiên, mỗi lần như vậy các em tân sinh viên phải trả cho họ khoảng tầm 100 – 200.000VNĐ, gọi là phí xe ôm.
Vì vậy, kinh nghiệm dành cho các em tân sinh viên trước khi lên nhập học cần phải nhờ người quen tìm kiếm nhà trọ trước, hoặc trao đổi và hỏi thêm kinh nghiệm của những anh chị khóa trước. Bên cạnh đó, các em cũng cần phải cảnh giác thêm về tình trạng móc túi trên các tuyến xe buýt, các khu chợ sinh viên,… bởi tình trạng này là thường xuyên xảy ra.
Chiêu trò lừa đảo bán điện thoại, máy tính giá siêu rẻ ở lề đường
Những đối tượng bán hàng thường gạ người đi đường mua điện thoại di động, máy ảnh, đồng hồ,… Ban đầu thấy rất đẹp và giá rẻ, tuy nhiên nếu mua về chỉ dùng được vào bữa sẽ không hoạt động được nữa, khi đó các em mới biết rằng mình đã bị lừa và tiền mất nhưng lại không thể trả hàng lại được nữa. Vì vậy, lời khuyên dành cho các em sinh viên không nên mua bất kỳ vật dụng gì ở ngoài đường, tốt nhất hãy lựa chọn đến những cửa hàng uy tín bán hàng chất lượng nhằm tránh tình trạng lừa đảo.
Chiêu bài quyên góp tiền ủng hộ cho những hoàn cảnh khó khăn
Tình trạng này thường hay gặp nhất, ví dụ như những người thường hay mời các em mua bút, mua tăng tình thương, ủng hộ nạn nhân chất độc da cam, ủng hộ những đồng bão lũ lụt,… Đa phần những đối tượng này thường đứng ở cổng trường, bến xem hoặc có thể ở những điểm dừng xe buýt nhằm thuyết phục các em sinh viên mua sản phẩm.
Những chiêu bài lừa đảo của họ rất chuyên nghiệp, bởi có mang đầy đủ các loại giấy tờ có dấu đỏ xác nhận nhằm chứng minh rằng họ không phải là người lừa đảo. Bên cạnh đó, còn mang theo cả quyển sổ có ghi rõ những trường hợp có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, nhằm tạo thêm được lòng tin.
Khi gặp những bạn tân sinh viên khi đó sẽ rất dễ bị lừa. Trường hợp là những trung tâm trẻ mồ côi, bảo trợ xã hội thật sự thì họ sẽ không đứng kỳ kèo như vậy, mà cần phải thông qua nhà trường, Hội sinh viên, hay những cơ quan có thẩm quyền.
Những trung tâm mô giới việc làm
Nhằm để trang trải về phí sinh hoạt và học phí có nhiều em sinh viên muốn đi tìm việc làm thêm thông qua những trung tâm mô giới việc làm. Có rất nhiều đối tượng thường đăng bài và giới thiệu những việc làm hấp dẫn, tuy nhiên công việc thực tế lại khác với những gì họ đã từng giới thiệu trước đó. Đặc biệt, các bạn sinh viên phải bỏ ra một khoản phí rất đắt trước khi tiếp nhận công việc.
Nhằm tránh bị lừa đảo bởi những chiêu trò này, các sinh viên khóa trước có chia sẻ kinh nghiệm khi lựa chọn công việc các em cần phải thận trọng môi trường tìm kiếm việc làm. Cần phải tránh xa những trùng tâm nhỏ, những địa chỉ thiếu tin cậy, những hẻm ngách,… Thay vì đó, các em hãy đến những trung tâm uy tín thông qua chị em có kinh nghiệm, dựa vào người quen giới thiệu, hoặc thông qua đoàn thanh niên và phòng công tác sinh viên trường,…
Những đối tượng bán hàng đa cấp
Tại các thành phố, những đối tượng bán hàng đa cấp hiện nay hoạt động rất mạnh, nhất là trong giới sinh viên. Vì vậy, học sẽ sử dụng những lời mọc, quảng cáo hấp dẫn ở khắp nơi thông qua người quen.
Theo đó, nhiều bạn sinh viên vô tình lại bị lôi kéo vào vòng xoáy những với hoạt động bán hàng đa cấp. Trước tiên đối tượng này sẽ dụ sinh viên bằng những lời tham gia vào mạng lưới bán hàng của họ nhằm giúp họ giàu lên một cách nhanh chóng. Nhưng để có thể tham gia vào hệ thống này các bạn cần phải mất đến khoảng 3 – 10 triệu đồng.
Kinh nghiệm để có thể nhận dạng được những đối tượng nhân viên đa cấp bao gồm: ăn mặc lịch sử, tay xách cặp, comple cà vạt,… giống như kiểu doanh nhân thành đạt. Những tân sinh viên cần hết sức thận trọng với tất cả những lời mời với công việc nhàn hạ, không yêu cầu cao về trình độ, mức lương hấp dẫn,…Trên đây Ban tư vấn đã chia sẻ cho các em tân sinh viên được biết rõ hơn về những chiêu trò cũng như kinh nghiệm để có thể tránh khỏi chiêu trò lừa đảo. Tốt nhất cần tìm hiểu kỹ, tham khảo thêm kinh nghiệm của những anh/ chị khóa trước để được chia sẻ nhiều hơn.
TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ CÔNG NGHỆ HÀ NỘI
Hotline: 0986.425.099 (thầy Thái)
Website: hateco.edu.vn
Địa chỉ: số 2, ngõ 181 Xuân Thủy, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội