Cũng giống như lễ tân khách sạn hay nhân viên tổ chức sự kiện, việc làm đầu bếp cũng cần thực hiện các nghiệp vụ nghề nghiệp cơ bản. Dưới đây là các công việc hàng ngày mà người làm đầu bếp cần thực hiện.
1. Chuẩn Bị Những Nguyên Vật Liệu Cần Thiết
Chuẩn bị nguyên vật liệu cần thiết là bước đầu tiên cần thực hiện. Bước này rất quan trọng để có thể tạo ra các món ăn hấp dẫn. Luôn luôn có những tiêu chuẩn cho các nguyên vật liệu này. Ví dụ như độ tươi, độ giòn, còn hạn sử dụng… Ngoài ra, đầu bếp cần thường xuyên kiểm tra tủ kho đông lạnh và các tủ chứa đồ. Từ đó, xác định tình trạng nguyên liệu như khối lượng, số lượng. Khi cần thiết, đầu bếp cần thực hiện hoạt động nhập hàng hóa, nguyên liệu để không ảnh hưởng tới quá trình chế biến và các hoạt động khác của nhà hàng, khách sạn.
2. Nấu Ăn Và Sáng Tạo Món Mới
Các hoạt động liên quan tới khâu chế biến như sơ chế nguyên liệu nấu ăn, chế biến các món ăn xào, luộc, hấp, rán… đều là nghiệp vụ của đầu bếp. Tuy nhiên, điều đánh giá sự thành bại của một đầu bếp chuyên nghiệp nằm ở hương vị món ăn. Họ càng có khả năng tạo ra các món ăn sáng tạo từ các nguyên liệu đơn giản, dễ có thì tài năng của họ càng được đề cao. Ngoài ra, một món ăn hấp dẫn không chỉ dừng lại ở việc có hương vị ngon mà cần phải có hình thức bắt mắt. Vì vậy, các công việc trang trí cũng phải được chú trọng và thể hiện được “cái hồn” của món ăn.
3. Bảo Quản Thiết Bị Nhà Bếp
Sau khi chế biến xong các món ăn hấp dẫn, đầu bếp sẽ tiến hành công việc dọn dẹp và bảo quản các thiết bị. Đối với nguyên liệu còn, họ sẽ tiếp tục bảo quản vào tủ đông và ghi rõ ngày giờ đóng gói lại. Các vật dụng thiết bị bếp sẽ được rửa sạch, lau khô và để gọn gàng trong tủ. Đầu bếp cũng cần đảm bảo bếp điện, bếp ga đều được tắt…
4. Đảm Bảo Vệ Sinh An Toàn Thực Phẩm
Vấn đề an toàn thực phẩm là vấn đề thu hút sự chú ý của nhiều người. Từ những khách hàng bình thường tới các cục, sở y tế. Đầu bếp là người chịu trách nhiệm chỉ đạo để mọi người khác trong khu bếp dọn dẹp và giữ cho khu vực bếp sạch sẽ, gọn gàng, ngăn nắp. Ngoài ra, các dụng cụ bếp cũng cần được khử trùng và lau chùi sạch sẽ.
5. Những Công Việc Khác Của Đầu Bếp Vào Cuối Ca Trực
Dưới đây là một số công việc khác mà người đầu bếp cuối ca trực cần thực hiện:
- Thực hiện hoạt động kiểm kê hàng hóa.
- Kiểm tra các thiết bị, đồ dùng trong bếp như đèn, quạt, tủ lạnh, tủ mát…
- Thực hiện hoạt động bàn giao công việc cho đầu bếp ca sau đó.
Thông tin liên hệ: Trường cao đẳng Kinh tế Công nghệ Hà Nội – Cao đẳng nấu ăn Hà Nội
Số điện thoại: 0986.425.099
Địa chỉ: Số 2, ngõ 181 Xuân Thủy, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội
Website: hateco.edu.vn