Khi học ngành Tâm lý học, ngoài việc sinh viên bắt buộc phải học những phần kiến thức chung của bậc đại học. Bạn còn được đào tạo những lý thuyết có liên quan trực tiếp đến chuyên môn về lĩnh vực tâm lý như: tâm lý học giao tiếp, tâm lý học xã hội, tâm lý học gia đình, tâm lý học giáo dục, tâm lý học phát triển, tâm lý học lao động, tâm lý học sức khoẻ, tâm lý học tham vấn, tâm lý học nhân cách, tham vấn học đường, liệu pháp nhận thức hành vi,… Học đại học Tâm lý học phí là bao nhiêu. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nhé.
1.Tố chất phù hợp với ngành Tâm lý học:
– Khả năng lắng nghe và thấu cảm: Một yếu tố vô cùng quan trọng để bạn có thể theo đuổi ngành Tâm lý học đó chính là khả năng biết đặt mình vào vị trí của người xung quanh để có những góc nhìn khách quan về sự việc. Từ đó biết lắng nghe và cảm thông trước câu chuyện của người đối diện. Nếu bạn là người có lối suy nghĩ phiến diện, bảo thủ hoặc thiếu khả năng thấu cảm, bạn không nên theo đuổi ngành Tâm lý hoặc nếu muốn buộc bạn phải tiết chế những lối suy nghĩ đó.
– Khả năng giao tiếp hiệu quả: Kiểm soát và thay đổi hành vi, giúp con người có đời sống tinh thần tốt hơn chính là mục tiêu cơ bản của ngành Tâm lý. Vì vậy, để mở ra những buổi tư vấn tâm lý hiệu quả và cho ra được những giải pháp tối ưu chính là sự khéo léo trong giao tiếp.
– Kỹ năng giải quyết vấn đề tốt: Để trở thành một chuyên gia trong ngành Tâm lý bạn phải có một khả năng quan sát và phân tích dữ liệu để đánh giá tình huống chính xác sau đó tìm ra giải pháp bằng khả năng giải quyết vấn đề.
– Thích khám phá, không ngừng học hỏi: Trong tất cả mọi lĩnh vực làm việc và học tập đều bắt buộc bạn phải có một tinh thần thích khám phá và không ngừng học hỏi. Điều này sẽ giúp bạn ngày càng phát triển vượt trội hơn trong công việc.
– Nhạy cảm, tinh tế, nhẹ nhàng: Vì đây là một ngành nghề có nhiệm vụ chăm sóc và hỗ trợ tinh thần cho con người. Bạn phải thực sự nhạy cảm, tinh tế hiểu thấu mọi khía cạnh của sự việc để đưa ra hướng giải quyết phù hợp khi gặp phải những tình huống phải giúp gỡ bỏ những mâu thuẫn, rắc rối trong vấn đề.
– Khả năng chịu đựng áp lực: Sự kiên trì và khả năng chịu được áp lực công việc cao chính là hai tố chất không thể thiếu nếu bạn muốn hành nghề Tâm lý. Một nhà Tâm lý Học phải có trách nhiệm giúp đỡ đối phương tìm ra hướng giải quyết những khó khăn của họ. Đây là một công việc này thường đòi hỏi khá nhiều thời gian, công sức và chất xám. Vì vậy bạn cần trang bị cho bản thân tính kiên trì và chịu đựng được áp lực để làm bước tiến trong ngành Tâm lý học.
– Dám đương đầu với khó khăn: Việc nghiên cứu tâm lý con người không hề dễ dàng bởi mỗi người đều có tình trạng và suy nghĩ riêng. Vì vậy bạn cần có khả năng dám đương đầu với khó khăn để có thể gắn bó với nghề Tâm lý học.
2.Mức lương trong ngành Tâm lý học
Mức lương của ngành Tâm lý học cũng sẽ phụ thuộc vào các yếu tố như vị trí, kinh nghiệm và khả năng làm việc như bao ngành khác. Cụ thể nếu bạn làm việc ở vị trí Chuyên viên điều trị tâm lý với kinh nghiệm trên 2 năm bạn sẽ có mức lương khá cao trong ngành là từ 12 – 18 triệu/tháng. Đối với vị trí giảng dạy kỹ năng sống, giáo viên tâm lý bạn sẽ đạt được mức lương giao động từ 8 – 10 triệu/tháng với kinh nghiệm trong nghề là trên 2 năm. Hay bạn có thể đạt được mức lương từ 10 – 15 triệu/tháng với 2 năm kinh nghiệm trở lên khi công tác ở vị trí Chuyên viên tâm lý tuyển dụng.
Xem thêm: Học phí cao đẳng Tâm lý học
3.Ngành Tâm lý học thi khối nào?
Ngành Tâm lý học cũng như các ngành khác, đều có sự đa dạng về khối thi và các tổ hợp môn, giúp bạn có thể dễ dàng lựa chọn khối thi phù hợp để đạt được kết quả tốt nhất khi tham gia xét tuyển, dưới đây là các tổ hợp môn xét tuyển được ngành Tâm lý học:
– Khối A00 (Toán, Lý, Hóa)
– Khối A01 (Toán, Lý, Anh)
– Khối A16 (Toán, KHTN, Văn)
– Khối B00 (Toán, Hóa, Sinh)
– Khối B04 (Toán, Sinh, GDCD)
– Khối B05 (Toán, Sinh, KHXH)
– Khối C00 (Văn, Sử, Địa)
– Khối C14 (Toán, Văn, GDCD)
– Khối C15 (Văn, Toán, KHXH)
– Khối C19 (Văn, Sử, GDCD)
– Khối C20 (Văn, Địa lý, GDCD)
– Khối D01 (Văn, Toán, Anh)
– Khối D02 (Văn, Toán, tiếng Nga)
– Khối D03 (Văn, Toán, tiếng Pháp)
– Khối D04 (Văn, Toán, tiếng Trung)
– Khối D08 (Toán, Sinh học, Anh)
– Khối D09 (Toán, Sử, Anh)
– Khối D14 (Văn, Sử, Anh)
– Khối D15 (Văn, Địa lý, Anh)
– Khối D78 (Văn, KHXH, Anh)
– Khối D83 (Văn, KHXH, tiếng Trung)
4.Ngành Tâm lý học lấy bao nhiêu điểm?
Điểm chuẩn để thi vào ngành Tâm lý học theo các năm và ở các trường không hề giống nhau. Tuy nhiên theo thống kê từ năm 2015 đến năm 2021 thì điểm chuẩn của ngành Tâm lý học nằm ở mức từ 15 – 28 điểm. Cụ thể vào năm 2021, điểm chuẩn của ngành Tâm lý học ở một số trường như sau:
– Tại Trường Đại học Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn – Đại học Quốc Gia Hà Nội có điểm chuẩn ngành Tâm lý học cao nhất cả nước với 28 điểm ở khối C00. Và khối D83 là khối có điểm chuẩn ngành Tâm lý học thấp nhất tại trường là 19,5 điểm.
– Tại Trường Đại học Nguyễn Tất Thành, điểm chuẩn ngành Tâm lý học ở khối B00, C00, D01, D14 chỉ ở mức thấp là 15 điểm, phù hợp với những bạn muốn theo đuổi đam mê nhưng lực học không quá cao.
5.Học phí đại học tâm lý Hà Nội:
Chương trình đào tạo theo hình thức tín chỉ
Thời gian học: 4 năm
Cấp bằng Đại học Tâm lý chính quy
Học phí: 400k 1 tín chỉ