Mức lương ngành Quản trị Kinh doanh của các sinh viên tốt nghiệp dao động từ 4 – 21 triệu đồng/tháng. Tuy nhiên, với kinh nghiệm và kỹ năng, con số này có thể lên tới 80 triệu đồng/tháng. Hãy cùng tìm hiểu vị trí việc làm lý thú này nhé!
Mức lương của ngành Quản trị kinh doanh
Trong những năm gần đây, nhân viên ngành Quản trị Kinh doanh có cơ hội việc làm rất rộng khắp, cùng với đó là thu nhập hấp dẫn đến từ mức lương và các khoản thưởng doanh số, thưởng KPIs… Tổng thu nhập ngành quản trị kinh doanh thường dao động trong khoảng 4 triệu – 21 triệu đồng/tháng. Tại những vị trí cấp cao, hoặc trong môi trường doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp nước ngoài, con số này còn cao hơn nhiều.
Mức lương theo kinh nghiệm
- Khởi điểm của sinh viên mới ra trường: Từ 3 đến 4 triệu/tháng
- Kinh nghiệm 1-2 năm: Từ 5 – 8 triệu/tháng
- Kinh nghiệm 2 năm trở lên: Từ 7 đến 10 triệu/tháng hoặc cao hơn (12 – 14 triệu/tháng)
Theo vị trí công việc
- Vị trí Giám đốc Marketing hoặc Giám đốc Kinh doanh: 15 – 20 triệu/tháng (có thể cao hơn tùy vào năng lực và trách nhiệm)
- Vị trí từ trưởng phòng trở lên: 10 – 15 triệu/tháng.
- Với vị trí nhân viên Marketing: 5 – 8 triệu ở Hà Nội; 6 – 10 triệu ở TP Hồ Chí Minh
- Với vị trí nhân viên kinh doanh: 5 – 10 triệu ở Hà Nội; 7 – 12 triệu ở TP Hồ Chí Minh.
Với những nhân viên kỳ cựu, có doanh số tốt, thâm niên từ 7-10 năm kinh nghiệm, vị trí từ Trưởng phòng trở lên có thể hưởng thu nhập lên tới 80 triệu/tháng.
Làm sao để nhận lương cao Quản trị kinh doanh?
Trau dồi phẩm đức
- Là người bản lĩnh, tố chất lãnh đạo
- Là người cầu tiến, ham học hỏi
- Là người có trách nhiệm trong mọi công việc
- Là người chăm chỉ, cần cù, chịu khó
- Là người chịu được áp lực công việc
- Là người kỷ luật
- Là người chủ động trong mọi công việc
- Là người hoạt bát, nhanh nhẹn, tư duy nhanh, linh hoạt
Trau dồi các kỹ năng
- Kỹ năng phân tích chân dung KHMT
- Thấu hiểu lĩnh vực – SP kinh doanh
- Kỹ năng phân tích số liệu và thị trường
- Thấu hiểu về Tài chính – Dòng tiền
- Kỹ năng thấu hiểu con người
- Kỹ năng giải quyết vấn đề
- Kỹ năng làm việc đa nhiệm
- Kỹ năng tổ chức, lập kế hoạch công việc
- Kỹ năng lãnh đạo
- Kỹ năng tư duy phê phán
- Thấu hiểu kênh Thương mại điện tử
- Thấu hiểu doanh nghiệp
- Kỹ năng Marketing
- Kỹ năng bán hàng
- Kỹ năng quản lý thời gian
- Kỹ năng kiểm soát cảm xúc
- Kỹ năng đàm phán thuyết phục
- Kỹ năng giao tiếp thuyết trình
- Kỹ năng làm việc nhóm
Cơ hội tăng thêm thu nhập
Khi đã sở hữu kiến thức và kinh nghiệm về Quản trị kinh doanh, xây dựng được các mối quan hệ trong ngành thì bạn có rất nhiều cơ hội tìm việc làm và gia tăng thu nhập bên ngoài như là:
- Tư vấn phát triển cho khách hàng
- Quản lý fanpage
- Hỗ trợ tìm kiếm khách hàng tiềm năng
- Tự kinh doanh, mở cửa hàng buôn bán…
Vị trí việc làm ngành Quản trị kinh doanh
Trong lĩnh vực này, có rất nhiều vai trò, vị trí liên quan trong các đơn vị dịch vụ, xây dựng, tiếp thị, phân phối, kinh doanh… của một doanh nghiệp để bạn thử sức. Một số vị trí việc làm phổ biến có thể kể đến là:
- Chủ doanh nghiệp;
- Đồng sáng lập công ty;
- Nhân viên quản lý hành chính;
- Nhân viên sales admin;
- Nhân viên/chuyên viên nhân sự, tuyển dụng;
- Nhân viên bảo hiểm;
- Nhân viên tư vấn;
- Nhân viên bán hàng;
- Nhân viên kinh doanh;
- Nhân viên/chuyên viên marketing;
- Nhân viên phát triển thị trường;
- Chuyên viên tài chính;
- Quản lý dịch vụ doanh nghiệp;
- Quản lý hợp đồng xây dựng;
- Quan hệ đối tác chiến lược;
- Giám đốc tài chính;
- Giám đốc điều hành;
- Giám đốc tài chính thương mại;
- Giám đốc bán hàng;
- Giám đốc phát triển kinh doanh;
- Tư vấn/Điều hành phát triển kinh doanh
- Trên đây là tổng hợp những thông tin liên quan mà Nhà trường muốn cung cấp cho độc giả xung quanh thắc mắc “Lương của ngành Quản trị kinh doanh là bao nhiêu?” Hy vọng sẽ giúp cho các bạn thêm hứng thú với chuyên ngành này!TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ CÔNG NGHỆ HÀ NỘIHotline: 0986.425.099 (thầy Thái)Website: hateco.edu.vn
Địa chỉ: số 2, ngõ 181 Xuân Thủy, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội