0986425099

Hà Nội, Việt Nam
+84986425099
candinhthai@gmail.com

Top 6 phần mềm học trực tuyến tốt nhất năm 2020

Đào tạo và Hướng nghiệp

Rate this post

Hiện nay học sinh, sinh viên hầu hết các trường đều phải nghỉ học để phòng chống dịch, vậy nên việc dạy và học trực tuyến được xem như một trong những giải pháp duy trì hoạt động dạy và học khả thi, cần thiết, để chương trình không bị gián đoạn. Qua khảo sát và bằng kinh nghiệm cá nhân candinhthai xin đưa ra top 6 phần mềm giảng dạy trực tuyến tốt nhất giúp thầy cô và các bạn sinh viên lựa chọn.

1. Microsoft Teams

Microsoft Teams app học trực tuyến một hệ thống cung cấp chat, meetings, notes, và tệp đính kèm. Dịch vụ tích hợp với bộ Office 365 cho thuê của công ty, bao gồm bộ Microsoft Office và Skype, và các tính năng mở rộng mà có thể tích hợp với các sản phẩm không phải của Microsoft. Microsoft công bố Teams tại một buổi hội thảo ở New York, và ra mắt dịch vụ này trên toàn thế giới vào ngày 14 tháng 3 năm 2017.

Ưu điểm:

  • Các công cụ đều nằm chung một vị trí, dễ dàng hơn trong việc sử dụng
  • Không tốn phí cho người dùng Office 365
  • Bổ sung các công cụ trò chuyện (như Trello,…)
  • Một số tài liệu cũ mà bạn đã chia sẻ với một nhóm cách đây vài tháng, xóa kênh, các tệp vẫn được lưu trữ trong trang SharePoint, do đó, bạn sẽ không bị mất.

Nhược điểm:

  • Có quá nhiều các công cụ giống nhau
  • Thiếu thông báo
  • Số lượng kênh hạn chế
  • Tiêu thụ không cần thiết của lưu trữ
  • Nói chung Microsoft Teams thích hợp cho việc giảng dạy sinh viên, xây dựng học liệu trực tuyến tối ưu.

2. Zoom Cloud Meeting

Zoom Cloud meeting hay gọi tắt là Zoom là một giải pháp hội nghị truyền hình, các cuộc họp trực tuyến, thảo luận nhóm hay học trực tuyến. Zoom vận hành trên nền tảng rất đơn giản và dễ sử dụng. Lớp học trực tuyến thường sử dụng Zoom vì tính năng tiện lợi hỗ trợ hình ảnh, video, âm thanh và chia sẻ màn hình chất lượng tốt nhất trên hệ điều hành Windows, Mac, IOS và Android. 

Ưu điểm

  • Tham gia tối đa 50 người / lớp học
  • Nền tảng sử dụng miễn phí phần mềm học trực tuyến
  • Sử dụng được trên điện thoại + máy tính 
  • Hỗ trợ đa nền tảng, giao diện đơn giản, dễ sử dụng, phù hợp họp trực tuyến, học trực tuyến thường xuyên. 
  • Chất lượng rõ nét, ổn định , không bị gián đoạn đường truyền.
  • Chia sẻ Video + hình ảnh qua Tin nhắn chất lượng. 
  • Làm việc thông qua 3G/4G/ Wifi 
  • Kết bạn hay mời bạn bè sử dụng thông qua email.
  • Thích hợp giảng dạy cho học sinh từ tiểu học đến trung học phổ thông

Nhược điểm

  • Việc sử dụng miễn phí được giới hạn trong các cuộc họp trên đám mây từ 40 phút trở xuống
  • Có thể có vấn đề về bộ đệm nếu nó được sử dụng với hệ điều hành cũ hơn

3. Google Classroom

Google Classroom giúp tổ chức một lớp học thông qua sự hỗ trợ 3 tính năng quan trọng: Giao tiếpGiao bài tập và Lưu trữ. Theo đánh giá khách quan, Google Classroom có những ưu thế nổi bật

Ưu điểm

  • Dễ dàng sử dụng và có thể truy cập từ tất cả các thiết bị.
  • Google Classroom được phân phối thông qua bộ công cụ Google Apps for Education hoàn toàn miễn phí
  • Bằng cách tập trung các tài liệu eLearning vào một vị trí dựa trên Cloud, bạn có thể không cần giấy tờ và không cần  lo lắng về việc in, phát,….!
  • Giao diện sạch sẽ và thân thiện với người dùng
  • Hệ thống bình luận tuyệt vời

Nhược điểm:

  • Người dùng cần tạo một tài khoản Google Education nếu muốn sử dụng dịch vụ
  • Các thành viên phải được đăng ký dưới cùng 1 tên miền nếu muốn được xếp vào cùng nhóm
  • Nguồn cấp dữ liệu hoạt động không cập nhật tự động, vì vậy người học sẽ cần phải làm mới thường xuyên để không bỏ lỡ các thông báo quan trọng.
  • Google Classroom phù hợp với trải nghiệm học tập kết hợp hơn là một chương trình trực tuyến hoàn toàn. Vì nó không cung cấp câu đố hoặc bài kiểm tra tự động cho người học.
  • Khó khăn trong vấn đề chỉnh sửa
  • Người học khó khăn trong việc chia sẻ
  • Tùy chọn tích hợp hạn chế (như Google Calendar)

4. Skype

Skype là phần mềm cho phép người dùng chat, call video hoặc gọi điện thoại trên nền IP (Voice over IP) – Được phát hành đầu tiên vào năm 2003 bởi sự hợp tác của các thành viên từ nhiều quốc gia (Đan Mạch, Thụy Điển…) Skype đã có những bước phát triển mạnh mẽ. Hiện Skype đang dần được tích hợp với các dịch vụ khác của Microsoft (bạn có thể đăng nhập Skype bằng tài khoàn Outlook). Chức năng cơ bản của Skype là chat (instant messaging), free call, chia sẻ màn hình… Bạn cũng có thể sử dụng Skype trên các smartphone bằng cách tải ứng dụng Skype từ kho ứng dụng (ví dụ, Google Play nếu bạn dùng smartphone Android)

Ưu điểm

  • Đơn giản, dễ sử dụng
  • Hỗ trợ trên nhiều nền tảng.
  • Hỗ trợ gọi nhóm gửi hình ảnh video 
  • Gọi tối đa 5 người để đảm bảo chất lượng tốt của cuộc thoại 
  • Phần mềm miễn phí 
  • Sử dụng tối đa 10h/ ngày và 4h / ngày 
  • Quản lý nhóm rất tốt, quản lý lịch sử chat (đặc biệt là tính năng cho phép sửa/xóa nội dung đã gửi),gửi nhận file rất tốt (nhanh – do tính năng tự động nhận diện mạng nội bộ

Nhược điểm

  • Không hỗ trợ gửi tin nhắn offline 
  • Tài khoản business của Skype có chi phí cao 

5.Google Meet

Meet by Google Hangouts (Gọi tắt là Meet), ứng dụng họp, hội thảo thông qua video chất lượng cao cho doanh nghiệp, hỗ trợ tối đa 30 người tham gia cùng lúc. Ứng dụng Meet by Google Hangouts có phiên bản nền web và app trên điện thoại, do đó hỗ trợ các doanh nghiệp dễ dàng tạo một buổi họp, hội thảo để nhiều người ở những nơi khác nhau cùng tham gia, trao đổi công việc mà không cần phải tập trung tại chung một văn phòng.

  • Tiện lợi, quen thuộc với người dùng nên dễ sử dụng (vì hầu hết ai (GV, HS và phụ huynh) cũng có Gmail nghĩa là có tài khoản Google)
  • Thời gian 1 tiết học tối đa: Không giới hạn+ Số lượng người tham dự: 100 – 250 người tùy theo gói G-suite đăng ký
  • Không ghi lại buổi học được (tài khoản có phí thì bao gồm tính năng này)
  • Không đổi hoặc làm mờ được phông nền.

6. Zalo hoặc Facebook

Có giáo viên kết hợp các công cụ tạo giờ học trực tuyến với Facebook hoặc Zalo thay vì dùng một hệ thống QLHT. Tuy nhiên cách học này cần được giáo sát chặt chẽ vì- Facebook và Zalo rất tiện, siêu tiện chính vì siêu tiện lợi nên rất dễ làm cho sinh viên phân tán tư tưởng khi học. Thay vì chỉ vào học bài và làm bài tập giảng viên giao, sinh viên có thể sao nhãng sang đọc tin, bình luận hoặc chat.- Facebook và Zalo không có tính năng giao và nhận bài tập, không có sổ điểm nghĩa là không có hệ thống để KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ, theo dõi tiến trình của người học.

Trong tình hình dịch bệnh dễ lây lan thì candinhthai đề xuất 6 phần mềm học trực tuyến là sự lựa chọn hàng đầu để đảm bảo an toàn cho bản thân cũng như mọi người xung quanh. Bạn có thể tham khảo Top 6 phần mềm học trực tuyến tối ưu nhất để đảm bảo được việc học và giảng dạy của bản thân nhé. 

Spread the love