Không ít người vì yêu thích hương vị đặc biệt và muốn khám phá những nét độc đáo trong ẩm thực mà đã theo nghề bếp. Trở thành một đầu bếp đơn thuần cơ bản không hề khó. Nhưng nếu muốn làm giỏi mới là chuyện khó. Vậy khi học và làm nghề đầu bếp có vất vả không? Có những khó khăn gì được cho là vất vả trong bếp?
Hầu hết mọi ngành nghề đều có khó khăn vất vả nhất định. Riêng với nghề bếp, trong khi học và làm bạn sẽ đối mặt với thử thách gì. Cùng cao đẳng Kinh tế Công nghệ Hà Nội tìm hiểu ngay nhé.
Khó khăn đến từ dụng cụ làm bếp
Lý do tại sao người đầu bếp lại gặp khó khăn với dụng cụ bếp. Thực tế thì mọi dụng cụ làm bếp đều được dùng kim loại và kích thước cũng như khối lượng của chúng lại không hề nhỏ nhẹ. Đây sẽ là một trở ngại lớn đối với người đầu bếp. Nhất là đối với các nữ đầu bếp với thân hình không mấy to cao thì có vẻ rất khó đấy. Vì thế mà nhiều người lại nghĩ con trai có nên học nghề đầu bếp không. Trong bếp không chỉ có nồi, xoong, chảo,… mà còn có cả dao và các dụng cụ sơ chế. Cũng bởi sức nặng và sự nguy hiểm khi sử dụng mà ngay từ khi học họ đã phải rèn cho mình đức tính cẩn thận.
Nghề đầu bếp có vất vả không khi phải đứng làm việc
Chẳng phải một nghề được ngồi như “dân công sở” hay những người khi đứng khi ngồi. Trở thành đầu bếp tức là chấp nhận một công việc đúng hoàn toàn. Suốt quá trình từ sơ chế nguyên liệu, chế biến đến trình bày họ đều phải đứng. Nếu như nấu ăn ở nhà có khi nhiều bà nội trợ vẫn có thời gian ngồi lúc nhặt rau hay chờ đồ ăn chín thì những người đầu bếp lại hoàn toàn không. Có nhiều món ăn lại đòi hỏi rất nhiều về vấn đề khói lửa nên việc rảnh rang gần như là không có.
Dưới sức nóng của nhiệt độ cao, liệu người đầu bếp có cần giữ hình tượng. Một vài quán ăn hiện nay có phục vụ loại hình chế biến ngay trước mặt thực khác. Để làm được món ăn ngon trước mắt khách thận chí người đầu bếp phải học cách lau mồ hôi.
Công việc thường phải đi sớm về muộn
Người đầu bếp sẽ là người đi làm sớm nhất và là người cuối cùng rời khỏi bếp. Cũng giống như việc bạn làm gì đó thì phải có một vài chuẩn bị. Nấu ăn cũng như vậy trước khi nấu thì phải có nguyên liệu đó là lý do họ phải đến sớm để chuẩn bị. Sau khi kết thúc ngày làm việc người đầu bếp sẽ là người kiểm tra, vệ sinh,… đảm bảo một không gian sạch đẹp an toàn.
Lưu ý
Thực tế là nghề nào thì cũng luôn có hai mặt tích cực và tiêu cực. Nói nghề bếp vất vả thì cũng chẳng sai nhưng với họ được làm ra các món ăn ngon lành, được mọi người tán thưởng hay những đáng giá tích cực thì những giọt mồ hôi vất vả là xứng đáng. Căn bếp được coi là nơi rèn luyện ra những đầu bếp có tâm, có tài, nhiệt tình sáng tạo giúp nền ẩm thực thêm phong phú. Nói đến cái tên nghề đầu bếp thì ai cũng biết nhưng thực chất họ là người học làm trong ngành kỹ thuật chế biến món ăn. Chắc chắn một điều rằng chẳng có ai nề hà trước khó khăn của nghề mà mình yêu thích. Ngược lại, bạn sẽ dùng đam mê để thay đổi biến những vất vả kia thành niềm vui động lực phát triển. Theo đuổi nghề đầu bếp và trở thành một sinh viên trong ngành kỹ thuật chế biến món ăn nhé.
TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ CÔNG NGHỆ HÀ NỘI
Hotline: 0986.425.099 (thầy Thái)
Website: hateco.edu.vn
Địa chỉ: số 2, ngõ 181 Xuân Thủy, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội